2011년 5월 25일 수요일

Đồ ăn chậm

Từ trước đến nay chúng ta thường hay nhắc đến các nước phương Tây với các thương hiệu ăn nhanh Fast food  nổi tiếng như Mc Donald, KFC...và chắc rằng vẫn còn ít người nghĩ đến khái niệm ăn chậm - Slow food.

Biểu tượng hình con ốc sên của trào lưu đồ ăn chậm


Kimchi, món ăn được muối từ cải thảo lên men tự nhiên,
không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người Hàn Quốc.

 

Xã hội hiện đại đã đẩy con người vào guồng máy công nghiệp do đó bữa ăn đã được đơn giản hóa tối đa để tận dụng thời gian dành cho công việc. Hẳn những hình ảnh người dân cầm bánh hamburger vừa đi vừa ăn vội vàng trên đường đến công ty cũng không còn lạ lẫm với đại đa số nhất là ở các nước tư bản. Nhưng cùng với tình trạng ngộ độc thức ăn. các bệnh liên quan đến ăn uống phát sinh ngày càng nhiu thì đã đến lúc buộc con người cần phải quan tâm đến bữa ăn nhiu hơn nữa. Và đó chính là lý do vì sao thay vì ăn nhanh thì người ta sử dụng ăn chậm

24 năm sau khi nhà văn người Ý Carlo Petrini cùng bạn bè tổ chức biểu tình phản đối sự xuất hiện của nhà hàng thức ăn nhanh McDonald tại Rome, trào lưu thức ăn chậm đã trở thành một phong trào toàn cầu, với mạng lưới 100.000 thành viên ở 153 quốc gia. “Ăn trong nhà” là một trong rất nhiu hoạt động tại lễ hội Terra Madre 2010 diễn ra tại Ý từ ngày 21 đến 25-10. Đây là một lễ hội quốc tế do phong trào thức ăn chậm tổ chức hai năm một lần, quy tụ khoảng 5.000 nông dân, nhà hoạt động, đầu bếp và người thưởng thức ẩm thực trên toàn thế giới để cổ vũ sử dụng thực phẩm “ngon, sạch và công bằng”. Lấy hình ảnh con ốc sên làm biểu tượng, phong trào này hướng đến một thế giới trong đó “tất cả mọi người có thể tiếp cận và thưởng thức thực phẩm tốt cho họ, tốt cho người nuôi trồng và tốt cho hành tinh”. Quy mô và sức hấp dẫn của hội chợ là minh chứng cho thấy sự phát triển ngày càng mạnh của phong trào thức ăn chậm. Đúng như tên gọi, thức ăn chậm ra đời để chống lại sự phát triển của thức ăn nhanh và sự biến mất của truyn thống ẩm thực địa phương do cuộc sống tất bật.

Thủ đô của Ấn Độ vừa trở thành đô thị mới tham gia vào phong trào “Thức Ăn Chậm” với việc mở cửa nhà hàng bán thức ăn chậm đầu tiên. Nhà hàng được khánh thành bởi Carlos Petrini, nhà sáng lập người Ý của phong trào chống lại sự tiêu thụ thức ăn nhanh trên toàn thế giới.

Phong trào khởi đầu ở Ý cách đây 20 năm và đã lan rộng ra 45 nước với hơn 80.000 hội viên.

Món cơm cuốn lá kim được đông đảo người Hàn Quốc ưa chuộng và vừa được sử dụng với vai trò một món ăn chính trong bữa ăn nhưng

cũng có thể dùng như một đồ ăn nhanh.

 

Việt Nam tuy chưa ý thức được về vấn đề này nhưng một số quốc gia khác ở châu Á có thể coi là điển hình tiêu biểu trong phong trào ăn chậm là Hàn Quốc và Nhật Bản.

Đồ ăn được sử dụng trong bữa ăn thường được sử dụng từ các nguyên liệu tự nhiên, tuyệt đối không dùng hóa chất, thành phần thực phẩm chủ yếu là các loại rau củ, thực phẩm sử dụng phải đảm bảo các yêu cầu và an toàn thực phẩm HACCP, các nguyên liệu lên men đều được lên men tự nhiên.


Canh ttok (trong tiếng Hàn là 떡국) là một loại canh được nấu bằng bánh bột gạo thái lát thường ăn vào các dịp đầu năm.
Bánh Songpyeon, bánh truyền thống vào lễ Trung thu
(Tổng hợp)

2011년 5월 16일 월요일

Nông nhạc

 Nông nhạc là âm nhạc truyền thống của Hàn Quốc thường do người nông dân tổ chức chơi mỗi khi nông nhàn, đến giai đoạn cận hiện đại, nó được đưa ra thử nghiệm biểu diễn dưới hình thức Samullori.”







Tiếng Hàn Quốc Sa (사) có nghĩa là số 4 do đó có thể hiểu Samullori là một trò chơi sử dụng 4 loại nhạc cụ gồm: chiêng, trống, công, và thường được diễn ra ở những khoảng đất trống rộng rãi để mọi người dân trong lành có thể ngồi quây quanh cùng thưởng thức. Đội hình biểu diễn thường có tối thiểu từ 4 nghệ sĩ được mặc các trang phục rực rỡ sắc màu thường bao gồm các màu: đỏ, đen, vàng, xanh, trắng tượng trưng cho âm dương ngũ hành. Người xem không chỉ đến để thưởng thức âm nhạc mà còn được chiêm ngưỡng những màn múa đầy uyển chuyển.
Samullori vì đó thực sự là một tổng thể của âm thanh và hình ảnh. Nhưng giờ đây nó không chỉ đơn giản là một trò chơi mà đã trở thành một nghệ thuật biểu diễn được đưa lên các sân khấu lớn kể từ năm 1978. Đây cũng là một trong những nỗ lực của chính phủ Hàn Quốc trong việc quảng bá hình ảnh của văn hóa nước mình ra với thế giới.

Công viên Seoul

Công viên Seoul hay còn có tên gọi khác là Seoul Land, Seoul Grand Park nằm ở phía Nam Seoul có vị trí giao thông khá thuận lợi. Đường tàu số 4 chạy về hướng Oido có hẳn 1 ga tên gọi là Seoul Grand Park. Ngoài ra còn có một số tuyến xe bus chạy đến đây như......./
Công viên Seoul được chính thức mở cửa từ tháng 5 năm 1988, trước thềm khai mạc thế vận hội Olympic 1988 và là một trong những công viên tiêu biểu của Hàn Quốc. Khuôn viên được chia thành 5 khu vực chính là World Plaza, Samchulli Land, Tomorrow Land, Fantasy Land, và Adventure. Mỗi khu có những đặc trưng riêng với nhiều trò vui chơi, giải tri, triển lãm khác nhau và có các sự kiện như lễ hội hoa tulip, hoa anh đào và các lễ hội đặc trưng cho từng mùa.
Facilities at Seoul Grand Park include hills and hiking trails, Seoul Grand Park Zoo, Children's Zoo, A rose garden, SeoulLand, amusement park, and the Seoul Museum of Modern Art.
The attractions all have separate admission fees. Line 4 of the Seoul Metropolitan Subway stops at Seoul Grand Park Station. A free shuttle bus from the station visits the art museum and upper park entrance.

2011년 5월 15일 일요일

Ấn tượng một Gyeongju cổ kính

Gyeongju là một thành phố nằm ở miền Đông Nam của Hàn Quốc nằm trên 1 vùng châu thổ sông rộng lớn bao quanh bởi những triền đồi thấp. Đây chính là vùng đất đóng đô của vương triều Silla cổ đại, được UNESCO công nhận là một trong mười khu di tích quan trọng trên toàn thế giới với nhiều danh thắng được UNESCO công nhận là di sản thế giới như: khu lăng mộGumwangchong và Cheonmachong, làng cổ Yangdong nằm ở thung lũng Seolchang-một bức tranh làng mạc chân thực từ thời Joseon, đền Pulguk-sa, đài thiên văn Cheomseongdae..... Gyeongju được công nhận là một bảo tàng ngoài trời (Open air museum) bởi còn lưu giữ được rất nhiều những hiện vật, di chỉ khảo cổ có giá trị. Thêm vào đó, triều đại Shilla cũng được coi là một trong những thời kỳ hoàng kim của nghệ thuật Hàn Quốc.
Bảo tàng quốc gia Gyeongju, nơi lưu giữ nhiều hiện vật quý giá. Ảnh được chụp vào một ngày đông tuyết phủ kín khắp nơi.

Chuông đồng Emille, cao 3.3 mét, đường kính miệng 2.27 mét được đúc từ 18.9 tấn đồng và không hề có lỗ nào trên bề mặt chuông. Quả chuông này được đúc hoàn toàn bằng thủ công mà đạt độ chính xác có thể nói là tuyệt đối và không có bất kỳ một lỗi kỹ thuật nào. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tiếng chuông Emille có thể vang đều mọi hướng và độ ngân kéo dài trên 30 phút.
Một số hiện vật khác được trưng bày trong bảo tàng quốc gia Gyeongju
 Phía trước lối vào Pulguksa
Đường lên Pulguksa: Vì nơi đây nằm trên đỉnh núi nên ở một độ cao chênh lệch lớn so với mặt biển nên vào vào những ngày mưa thì mây mù phủ kín lối đi

 
Những hòn đá nhỏ được xếp chồng lên nhau ở hậu viên và theo người dân GyeongJu lý giải rằng người xếp nó muốn thể hiện ước nguyện của mình qua đây.

Động Seolkuram nhìn ra biển đông. Đây là động nhân tạo được xây bằng đá Granit với lối kiến trúc mái vòm. Trong động có đền thờ phật với trung tâm là tượng phật ngồi uy nghi tọa lạc bằng đá hoa cương cao 3.5 mét.

Chùa Pulkuksa và động Seokuram được coi là một trong nhưng báu vật văn hóa quý giá nhất của Hàn Quốc.
Pulguksa được hoàn thành vào năm 774. Đây là tổ hợp công trình được làm bằng đá kết hợp với sảnh và cầu thang, mái vòm bằng gỗ. Nơi đây hiện còn lưu giữ hai bức tượng đồng từ thời Silla.
Đèn lồng được kết dây trên đỉnh núi
Cố đô Silla nằm ở phía nam của thành phố giống như một bảo tàng ngoài trời với những hầm mộ cổ, những tàn tích của cố cung, vườn cảnh và nhiều chứng tích của một nền văn minh rực rỡ. Silla (57TCN-935SCN) được coi là sự khởi đầu của nền văn minh cổ Triều Tiên khi lần đầu tiên thống nhất được gần trọn vẹn đất nước vào thế kỷ thứ 7. Ảnh hưởng của văn hóa thời kỳ này đã trải rộng và vang vọng mãi về sau.
Cheonmadong mộ của một vị vua Silla trị vì vào khoảng thế kỷ thứ 5. Nơi đây đã từng khai quật được nhiều hiện vật quý giá hiện đang được trưng bày ở bảo tàng quốc gia Gyeongju. Cheonmadong về mùa xuân và mùa hè sẽ được bao phủ bởi một màu xanh mươn mướt của cỏ non. Về cuối thu và đông thì tất cả đều chuyển sang sắc vàng của cỏ úa.

 Ảnh đài thiên văn Cheomseongdae
 Ao Anapji được vua Munmu ban lệnh xây từ năm 674.  Sự kết hợp phong thủy hài hòa và là nơi đã từng được các vua của Silla rất ưa chuộng khi bốn bề xung quanh là hồ nước và cây cỏ. Giữa các hồ nước là các mái vòm cổ kính.


Núi nam: nơi đây có Poseokjeong, khối đá nhân tạo từng là một phần trong vườn cảnh của hoàng cung, Đây là nơi vua và các qua thân cận thường cùng đố thơ thưởng rượu. Lệ thường chén rượu được thả trôi và mỗi khi trôi đến đâu thì người ngồi tại vị trí đó sẽ phải đọc thơ.
Ngoài ra nhắc đến Gyeongju không thể không nhắc đến các địa danh nổi tiếng khác như chùa đá Bunhwangsa, rừng Gyerim nơi sinh của vị vua sáng lập ra triều Silla và còn rất nhiều rất nhiều những điểm thăm quan lý thú khác luôn chờ đón mọi người khám phá.

Nhạc nước

Hình ảnh nhạc nước lung linh ở sân khấu ngoài trời tại công viên hồ ở thành phố Ilsan tỉnh Gyeonggi. Một sự kết hợp hài hòa giữa hiệu ứng âm thanh và ánh sáng. Xen lẫn với giai điệu của các bài hát là sự phản chiếu của công nghệ ánh sáng laze tạo nên những sắc màu huyền ảo trên nền trời đêm tạo nên một không khí vừa lung linh vừa huyền ảo.