2011년 5월 25일 수요일

Đồ ăn chậm

Từ trước đến nay chúng ta thường hay nhắc đến các nước phương Tây với các thương hiệu ăn nhanh Fast food  nổi tiếng như Mc Donald, KFC...và chắc rằng vẫn còn ít người nghĩ đến khái niệm ăn chậm - Slow food.

Biểu tượng hình con ốc sên của trào lưu đồ ăn chậm


Kimchi, món ăn được muối từ cải thảo lên men tự nhiên,
không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người Hàn Quốc.

 

Xã hội hiện đại đã đẩy con người vào guồng máy công nghiệp do đó bữa ăn đã được đơn giản hóa tối đa để tận dụng thời gian dành cho công việc. Hẳn những hình ảnh người dân cầm bánh hamburger vừa đi vừa ăn vội vàng trên đường đến công ty cũng không còn lạ lẫm với đại đa số nhất là ở các nước tư bản. Nhưng cùng với tình trạng ngộ độc thức ăn. các bệnh liên quan đến ăn uống phát sinh ngày càng nhiu thì đã đến lúc buộc con người cần phải quan tâm đến bữa ăn nhiu hơn nữa. Và đó chính là lý do vì sao thay vì ăn nhanh thì người ta sử dụng ăn chậm

24 năm sau khi nhà văn người Ý Carlo Petrini cùng bạn bè tổ chức biểu tình phản đối sự xuất hiện của nhà hàng thức ăn nhanh McDonald tại Rome, trào lưu thức ăn chậm đã trở thành một phong trào toàn cầu, với mạng lưới 100.000 thành viên ở 153 quốc gia. “Ăn trong nhà” là một trong rất nhiu hoạt động tại lễ hội Terra Madre 2010 diễn ra tại Ý từ ngày 21 đến 25-10. Đây là một lễ hội quốc tế do phong trào thức ăn chậm tổ chức hai năm một lần, quy tụ khoảng 5.000 nông dân, nhà hoạt động, đầu bếp và người thưởng thức ẩm thực trên toàn thế giới để cổ vũ sử dụng thực phẩm “ngon, sạch và công bằng”. Lấy hình ảnh con ốc sên làm biểu tượng, phong trào này hướng đến một thế giới trong đó “tất cả mọi người có thể tiếp cận và thưởng thức thực phẩm tốt cho họ, tốt cho người nuôi trồng và tốt cho hành tinh”. Quy mô và sức hấp dẫn của hội chợ là minh chứng cho thấy sự phát triển ngày càng mạnh của phong trào thức ăn chậm. Đúng như tên gọi, thức ăn chậm ra đời để chống lại sự phát triển của thức ăn nhanh và sự biến mất của truyn thống ẩm thực địa phương do cuộc sống tất bật.

Thủ đô của Ấn Độ vừa trở thành đô thị mới tham gia vào phong trào “Thức Ăn Chậm” với việc mở cửa nhà hàng bán thức ăn chậm đầu tiên. Nhà hàng được khánh thành bởi Carlos Petrini, nhà sáng lập người Ý của phong trào chống lại sự tiêu thụ thức ăn nhanh trên toàn thế giới.

Phong trào khởi đầu ở Ý cách đây 20 năm và đã lan rộng ra 45 nước với hơn 80.000 hội viên.

Món cơm cuốn lá kim được đông đảo người Hàn Quốc ưa chuộng và vừa được sử dụng với vai trò một món ăn chính trong bữa ăn nhưng

cũng có thể dùng như một đồ ăn nhanh.

 

Việt Nam tuy chưa ý thức được về vấn đề này nhưng một số quốc gia khác ở châu Á có thể coi là điển hình tiêu biểu trong phong trào ăn chậm là Hàn Quốc và Nhật Bản.

Đồ ăn được sử dụng trong bữa ăn thường được sử dụng từ các nguyên liệu tự nhiên, tuyệt đối không dùng hóa chất, thành phần thực phẩm chủ yếu là các loại rau củ, thực phẩm sử dụng phải đảm bảo các yêu cầu và an toàn thực phẩm HACCP, các nguyên liệu lên men đều được lên men tự nhiên.


Canh ttok (trong tiếng Hàn là 떡국) là một loại canh được nấu bằng bánh bột gạo thái lát thường ăn vào các dịp đầu năm.
Bánh Songpyeon, bánh truyền thống vào lễ Trung thu
(Tổng hợp)

댓글 없음:

댓글 쓰기